Người già đi lại khó khăn, sức khỏe yếu, trí nhớ giảm sút nhưng vẫn muốn sống trong ngôi nhà hiện tại, cải tạo là điều nên làm.
Sống trong ngôi nhà ba phòng ngủ, hai phòng tắm hơn 20 năm, vợ chồng tuổi 70 người Hong Kong không muốn chuyển đi. Tuy nhiên, họ nhận ra thiết kế của ngôi nhà phải thay đổi cho phù hợp với tuổi xế chiều.
Nhà thiết kế Patrick Lam Kwai-pui, người sáng lập Sim-Plex Design Studio ở Sheung Wan cho biết, hiện chủ nhân ngôi nhà đều khỏe mạnh, nhưng họ nghĩ đến tương lai 10 năm tới. "Mong muốn sống tốt, độc lập của cặp vợ chồng này thể hiện xu hướng "già hóa tích cực"", nhà thiết kế nói.
Việc đầu tiên Lam làm cho khách của mình là cải tạo phòng tắm, nơi được coi là nguy hiểm nhất trong nhà với những người trên 65 tuổi. Bồn tắm được thay bằng vòi hoa sen có tay vịn. Nhà vệ sinh thay đổi vị trí để có thêm khoảng trống xung quanh, sàn được thay bằng gạch chống trượt.
Theo vnexpress
Sống trong ngôi nhà ba phòng ngủ, hai phòng tắm hơn 20 năm, vợ chồng tuổi 70 người Hong Kong không muốn chuyển đi. Tuy nhiên, họ nhận ra thiết kế của ngôi nhà phải thay đổi cho phù hợp với tuổi xế chiều.
Nhà thiết kế Patrick Lam Kwai-pui, người sáng lập Sim-Plex Design Studio ở Sheung Wan cho biết, hiện chủ nhân ngôi nhà đều khỏe mạnh, nhưng họ nghĩ đến tương lai 10 năm tới. "Mong muốn sống tốt, độc lập của cặp vợ chồng này thể hiện xu hướng "già hóa tích cực"", nhà thiết kế nói.
Việc đầu tiên Lam làm cho khách của mình là cải tạo phòng tắm, nơi được coi là nguy hiểm nhất trong nhà với những người trên 65 tuổi. Bồn tắm được thay bằng vòi hoa sen có tay vịn. Nhà vệ sinh thay đổi vị trí để có thêm khoảng trống xung quanh, sàn được thay bằng gạch chống trượt.
Nhà tắm được thiết kế lại để phù hợp với người già.
Trong phòng ngủ, giường đôi được di chuyển và thay bằng lối đi được thiết kế riêng, thấp hơn. Nệm, giường có chiều cao bằng với ghế. Công tắc đèn hai chiều cạnh giường đảm bảo vợ chồng già không phải dò dẫm trong bóng tối khi vào phòng tắm.
Các ô cửa rộng lên 900mm (từ tiêu chuẩn 700mm) để có thể đi xe lăn nếu có nhu cầu. Nhận thấy thị lực có xu hướng suy giảm theo tuổi tác, nhà thiết kế đã lắp đặt đèn chiếu để bổ sung cho các máng đèn xung quanh trần nhà và chiếu sáng tối đa trong bếp, bóng đèn phát ra ánh sáng trắng, sáng.
Nội thất phòng ngủ được thiết kế lại để phù hợp với người già. Lan can bằng gỗ trên tường đóng vai trò như một thanh vật lý trị liệu.
Bếp và bồn rửa được đặt cạnh một cửa sổ lớn để chủ nhân có thể tối ưu nguồn ánh sáng.Trong phòng khách, các cạnh của đồ đạc đều bo tròn để người già được bảo vệ khỏi bị thương khi ngã. Bên cạnh tủ giày ở lối vào, nhà thiết kế bổ sung thêm một chỗ ngồi chắc chắn bên dưới là nơi đựng đồ.
Tất nhiên, nhu cầu của một số người lớn tuổi phức tạp hơn. Điều đó, Lawrence Lui Wai-ching phát hiện ra khi chăm sóc người cha bị ung thư phổi giai đoạn cuối của mình. Kinh nghiệm này đã truyền cảm hứng cho anh đồng sáng lập một studio chuyên cải tạo và bảo trì nhà cho người già vào năm 2015.
Hơn 100 dự án của studio cải tạo căn hộ từ 33m2 đến 230m2. "Mọi người đều muốn sống an toàn và đàng hoàng trong ngôi nhà của mình, bất kể hoàn cảnh kinh tế", ông nói.
Khi bắt đầu mỗi dự án, kiến trúc sư sẽ đánh giá tình hình của khách và tính đến nhu cầu xảy ra trong tương lai. Sau đó, studio chuẩn bị đề xuất thiết kế dựa trên bốn nguyên tắc: an toàn, khả năng tiếp cận, tính linh hoạt và độc lập. Tuy nhiên, nhóm tâm niệm không biến ngôi nhà thành một bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc người già.
Nội thất của căn hộ được thiết kế lại bởi Patrick Lam, người sáng lập Sim-Plex Design Studio, các góc của đồ nội thất bo tròn, tủ giày ở khu vực lối vào tạo ra một chỗ ngồi chắc chắn với chỗ để đồ bên dưới.
Ví dụ, những chủ nhà có vấn đề về di chuyển có thể cầm tay vịn dọc tường để giữ an toàn, nhưng sẽ được ngụy trang như một phần của tủ gỗ hoặc trong lớp sơn trang trí. Một trong những dự án của studio gần đây là thiết kế lại căn hộ 102 m2 ở Sha Tin của một khách hàng là giáo sư đã về hưu.
Vị này phải ngồi xe lăn nhưng thể trạng rất tốt. Ông muốn tiếp tục sống như một thành viên chủ động trong gia đình. Giải pháp của studio là phá bỏ một bức tường để có lối vào rộng hơn và sắp xếp lại không gian, xâu chuỗi nội thất trong nhà thành một vòng quay dành cho xe lăn có đường kính 1.500mm.
"Chủ nhà muốn tự pha cà phê nên chúng tôi đặt một chiếc ghế dài có chiều cao thấp hơn trong bếp để đặt máy pha cà phê", Liu nói. "Vì ông thích làm vườn, chúng tôi đã sửa đổi lối ra vào ban công để chiều cao tầng liền kề bằng nhau, giúp ông có thể trồng chậu cây bên ngoài mà không cần phải nhờ ai".
Bàn ăn bằng gỗ cổ có một phần có thể tháo rời, để tất cả thành viên trong gia đình cùng ngồi dùng bữa.
Trong một gia đình bốn người khác, người mẹ gần đây bị đột quỵ, thiết bị y tế chất đầy trong căn hộ rộng 37m2.
Các kiến trúc sư của studio đã thiết kế rất đơn giản nhưng hiệu quả: một cánh cửa trượt thay thế cửa bản lề nhà vệ sinh. Phòng ngủ của người mẹ được sửa lại để có chỗ để đồ và chiếc giường thân thiện hơn. Một lan can bằng gỗ trên tường dùng giữ thăng bằng, đồng thời đóng vai trò như thanh công cụ vật lý trị liệu.
Trong gia đình có người đàn ông bị mất trí nhớ, thể chất giảm, phòng ngủ cạnh lối vào bằng phẳng, gây rủi do vì ông dễ dàng bước khỏi nhà. Vì vậy, kiến trúc sư đã bố trí phòng ngủ của ông ở lối khuất hơn.
Giường cũng quá cao và ghế sofa quá mềm, cả hai đều khiến người ốm dễ ngã hơn. "Ngoài sàn ướt, nguyên nhân thứ hai dẫn tới té ngã là đồ đạc không phù hợp", anh Lui nhận định.
Một cảm biến chuyển động giúp kiểm soát thời gian thông qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại của người chăm sóc hoặc thành viên trong gia đình, sẽ gửi cảnh báo nếu người bệnh lang thang trong đêm.
Lui hy vọng chức năng nhà thông minh sẽ phổ biến hơn trong xã hội hiện đại. Nó có thể giúp theo dõi, thực hiện nhiệm vụ và kêu gọi sự giúp đỡ trong trường hợp thất lạc và có thể giao tiếp nghe nhìn từ xa để giảm bớt cô đơn.
"Vì vậy, ngay cả khi ở quận khác, tôi vẫn có thể "ở đó" với bố, xem tivi cùng nhau", Liu nói.
Theo vnexpress