Hà Nội, thành phố nổi tiếng với mật độ dân số cao, ùn tắc giao thông nghiêm trọng và thường xuyên phải đối mặt với ô nhiễm không khí, thiếu không gian công cộng và khoảng xanh, tuy nhiên đây cũng là trung tâm văn hóa quan trọng của Việt Nam với những giá trị truyền thống lâu đời. Công trình mang tên CH House nằm trên tuyến đường lớn ở quận Hà Đông ra đời trong bối cảnh như vậy.
Ngôi nhà được thiết kế cho gia đình ba thế hệ, những người muốn tạo ra một không gian hài hòa giữa thành phố tấp nập nhằm gìn giữ và tôn vinh lối sống của gia đình truyền thống.
Tính gắn kết trong gia đình Việt Nam truyền thống rất bền chặt. Thông thường có vài thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, đó cũng là nơi diễn ra mọi sự kiện trọng đại của gia đình. Trong thời đại của công nghệ hiện đại với sự phổ biến của điện thoại thông minh và tivi, tính gắn kết ấy đang dần mất đi. Thiết kế nhà nhấn mạnh sự kết nối giữa giữa các thành viên gia đình, đặc biệt trong bối cảnh nhịp sống hối hả giữa nền kinh tế đang phát triển.
Thiên nhiên là một thành phần quan trọng mang tới hiệu ứng tích cực cho sức khỏe tinh thần con người. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng ở những thành phố lớn dẫn tới thiếu hụt khoảng xanh để người dân thư giãn. Đó là lý do vì sao việc trồng cây và trồng cây trong nhà lại trở nên cần thiết và giúp tạo nên không gian sống yên bình để giải tỏa căng thẳng. CH House không chỉ là một ngôi nhà để ở mà còn là nỗ lực tạo mối liên kết giữa con người và thiên nhiên, điều vốn trở nên xa xỉ ở Hà Nội do các vấn đề về môi trường và thiếu hụt khoảng xanh.
Mảnh đất xây nhà khá điển hình với chiều rộng 4,2m và chiều dài lên tới 35m.
Lấy cảm hứng từ những ngôi nhà truyền thống cũ của Hà Nội, với không gian thông thoáng, tràn đầy ánh sáng tự nhiên nhờ vào khoảng sân trong, thiết kế nhà nhằm mục đích mang hơi thở của tinh thần truyền thống vào lối sống hiện đại, đồng thời tạo ra những không gian tràn ngập ánh sáng mặt trời và tối ưu hóa thông gió tự nhiên trong nhà.
Chức năng của ngôi nhà được phân chia thành 2 vùng: Khu vực kinh doanh nằm ở hai tầng thấp và khu vực sinh hoạt gia đình.
Các không gian chung của khu vực sinh hoạt như phòng khách, thư viện, phòng ăn và nhà bếp được bố trí với độ cao sàn khác nhau, kết nối thông qua bậc thang, tạo không gian mở liên tục nhằm duy trì kết nối giữa các thành viên trong gia đình.
Thiết kế này tạo ra không gian mở đúng nghĩa, mang lại cảm giác rộng rãi đến bất ngờ bất chấp bề rộng hạn chế của ngôi nhà.
Hai phòng ngủ của trẻ nằm trên khu vực chung, ngay cạnh giếng trời, cho phép kết nối với các thành viên trong gia đình ở tầng dưới.
Khu vực yên tĩnh nằm ở phía trong cùng của ngôi nhà là phòng ngủ của ông bà và phòng ngủ của bố mẹ.
Các yếu tố quan trọng khác của các không gian bên trong là 3 khoảng giếng trời ngăn cách giữa các khối nhà nhằm đưa ánh sáng tự nhiên vào các tầng phía dưới.
Mặt tiền của ngôi nhà được thiết kế thành 2 lớp với lớp bên ngoài làm từ gạch xi măng thông gió và lớp kính khung thép bên trong. Mặt tiền hai lớp kết hợp cùng lớp cây xanh có tác dụng che nắng, chắn bụi mà vẫn cho phép thông gió xuyên suốt toàn bộ chiều dài ngôi nhà.
Mặt tiền cũng được trang bị một cửa sổ lớn, đưa ánh sáng ngập tràn khắp ngôi nhà khi cần và tạo nét hấp dẫn cho công trình.
Mặt đứng ngôi nhà.
Mặt bằng tầng 1, 2.
Mặt bằng tầng 3, 4.
Mặt bằng tầng 5, sân thượng.
Mặt cắt nhà ống.
Theo Archdaily
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét