Theo một số nhà đầu tư, các thông tin Đồng Nai vừa công bố như chính thức thành lập thành phố Long Khánh, xây dựng đường kết nối sân bay Long Thành và sân bay Tân Sơn Nhất; đề xuất phát triển "thành phố sân bay" với nhiều công trình quy mô tỷ USD... đã kích thích dòng vốn lớn đổ vào bất động sản Long Thành và khu vực phụ cận.
Công trình sân bay Long Thành dự kiến khởi công cuối năm 2020 với tổng mức đầu tư 336.630 tỷ đồng (tương đương 16 tỷ USD).
Theo quy hoạch, khu vực xung quanh sân bay Long Thành có thể trở thành một "thành phố sân bay", là đô thị vệ tinh hiện đại của TP HCM.
Giới địa ốc cho rằng đây sẽ là điểm hội tụ văn phòng điều hành của các công ty đa quốc gia, các trung tâm thương mại, tài chính, ngân hàng và nơi tổ chức các hội nghị, hội thảo, cuộc thi quốc tế, phát triển du lịch, chăm sóc sức khỏe, giao lưu văn hóa, thể thao....
Dự kiến hoàn thành và đưa vào khai thác năm 2025, Cảng hàng không quốc tế Long Thành hứa hẹn trở thành trung tâm trung chuyển vận tải hàng không hiện đại tại khu vực Đông Nam Á.
Giới đầu tư nhận định, sân bay Long Thành nằm ở vị trí thuận lợi trên bản đồ hàng không quốc tế. Đây có thể là đầu mối logistics hàng không của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, chiếm nhiều ưu thế so với các cảng trung chuyển hàng không quốc tế trong khu vực hiện nay.
Các tuyến cao tốc đang hoàn thành để phục vụ kết nối sân bay quốc tế Long Thành
Theo quy hoạch hệ thống giao thông khu vực phía Nam đến năm 2030, xung quanh sân bay Long Thành có thêm nhiều tuyến đường cao tốc kết nối.
Đơn cử, tuyến đường bộ TP HCM - Long Thành - Dầu Giây khai thác từ năm 2015, tuyến Bến Lức - Long Thành, tuyến Dầu Giây - Phan Thiết, tuyến Dầu Giây - Liên Khương, tuyến Biên Hòa - Vũng Tàu, tuyến vành đai 4 chạy phía Đông sân bay Long Thành, nối TP Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu) với huyện Trảng Bom (Đồng Nai). Ngoài ra, tuyến đường sắt từ Trảng Bom xuyên qua nhà ga CHK Long Thành đến khu đô thị Thủ Thiêm (TP HCM) cũng sẽ được mở thêm.
Sau khi hoàn thành các công trình, khu vực Long Thành sẽ hình thành các trục đường liên thông, tạo thuận lợi cho việc đi lại sau khi sân bay đi vào hoạt động.
Khu đô thị phụ cận hưởng lợi
Với lợi thế từ hạ tầng giao thông ngày càng đồng bộ, thị trường bất động sản trong khu vực có nhiều tín hiệu khả quan do nhu cầu nhà ở, kinh doanh thương mại dự kiến tăng đột biến trong thời gian tới.
Trong nhiều dự án hưởng lợi đáng kể có Phú Mỹ Gold City. Dự án cách sân bay quốc tế Long Thành 12km, nằm tại nơi giao thoa giữa khu vực phụ cận sân bay Long Thành và Phú Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu).
Phú Mỹ Gold City sở hữu vị trí thuận lợi.
Chủ đầu tư định hướng Phú Mỹ Gold City trở thành khu đô thị xanh với không gian sống hiện đại, gần gũi với thiên nhiên. Dự án cũng tích hợp hệ thống tiện ích đa dạng với các dịch vụ y tế, trường học, siêu thị, trung tâm thương mại...
"Cư dân tương lai tại dự án có thể thụ hưởng không gian sống giữa công viên rộng lớn 10.000m2, những lối đi rợp bóng cây xanh mang hơi thở thiên nhiên vào từng ngưỡng cửa", chủ đầu tư mô tả.
Theo chủ đầu tư, Phú Mỹ Gold City có thể đáp ứng cả nhu cầu an cư và nhu cầu đầu tư cho mọi khách hàng. Trong tương lai gần, dự án được kỳ vọng quy tụ đông đảo chuyên gia công nghiệp, logistics... trong và ngoài nước đến sinh sống. Ngoài nhu cầu mua để ở, các nhà đầu tư có thể khai thác mô hình kinh doanh, đầu tư sinh lời. xem https://nhaxinhcenter.com.vn/tin-tuc/mong-bang-mong-don-mong-be-mong-coc-la-gi.html
Theo vnexpress
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét